Tìm kiếm nhiều nhất: #Flashsale #Stella #Abipolis #Ferrovit #Eugica #Nhãn_Hàng_3_Tốt #Tủ_thuốc_phòng_dịch #Thuốc bổ

Đau bụng vùng trên rốn sau khi ăn là dấu hiệu bệnh gì

Đau bụng vùng trên rốn sau khi ăn là dấu hiệu bệnh gì

11/02/2022 Đăng bởi: HDT Pharma

Đau bụng vùng trên rốn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, liên quan đến các cơ quan như: dạ dày, gan, mật, ruột kết, và đôi khi còn có thể do bệnh tim, phổi hay thoái hóa cột sống lưng ở người có tuổi.

Đau bụng vùng trên rốn có nhiều nguyên nhân nhưng đại đa số trường hợp đau ở vùng này là do bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (chúng ta thường quen gọi là “đau bao tử” tuy từ này không chính xác).

Biểu hiện của “đau bao  tử” thường gặp là cảm giác cồn cào, nóng rát, như bị châm chích ở vùng trên rốn khi đói hoặc sau khi ăn quá no, đầy bụng chướng hơi sau bữa ăn, có cảm giác mau no, ợ chua … tuy mỗi người có thể có một hoặc vài biểu hiện chứ không nhất thiết phải có tất cả các triệu chứng trên.

Các biểu hiện này thường có tính chất chu kỳ, dễ tái đi tái lại và liên quan nhiều đến những lúc trạng thái tâm lý căng thẳng, ăn uống thất thường hoặc ăn thức ăn có nhiều gia vị. Một yếu tố gây bệnh quan trọng và cần được kiểm tra khi bị chứng “đau bao tử” là tình trạng nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, đặc biệt là ở những trường hợp bị bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Sau đây là những dấu hiệu có thể nghĩ đến bệnh đau bao tử:

– Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc.

– Đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit.

– Nôn hoặc buồn nôn.

– Ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 tiếng.

– Sụt cân, mệt mỏi.

Nếu bạn gặp các dấu hiệu như trên, bạn nên đến bác sĩ để xác định chính xác xem có phải bị bệnh đau bao tử hay không.

Lời khuyên

Bạn có thể khám tại bất cứ cơ sở y tế nào để xác định mình có phải bị bệnh đau bao tử không. Cần lưu ý là không nên ăn trong vòng 8 giờ trước khi đi khám bệnh vì bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm như nội soi dạ dày, siêu âm bụng hoặc xét nghiệm hơi thở tìm vi khuẩn Helicobacter pylori … (các xét nghiệm này sẽ không chính xác nếu đã ăn). Dựa trên hỏi bệnh cụ thể và thăm khám, kết hợp với một số kết quả xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ cho lời khuyên và hướng điều trị phù hợp nhất với bạn.

Gửi bình luận của bạn:
Liên hệ qua Zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bạn đã cập nhật sản phẩm thành công